10 cách diễn đạt dễ mắc lỗi sai trong văn Nói – IELTS Speaking

IP Revision notes

1.   In my opinion, I think:

Vấn đề: “In my opinion” đã là “theo ý kiến của tôi”, theo sau là cái ý kiến đó luôn, không cần “I think” nữa, mà thật ra, “In my opinion” được liệt vào ngôn ngữ “formal” tức là dung trong bài viết sẽ tốt hơn, ví dụ nói “In my opinion, the show is pretty interesting” thì hơi “awkward” vì pha lẫn informal và formal language mà nói “I think the show is pretty interesting” tốt hơn.

Giải pháp: Có thể thay “In my opinion” bằng “I think”, “I bet”, “I guess”, “I suppose”

 

2.  Well:

Vấn đề: “Well” không phải là 1 từ đại tiện có thể cho vào đầu bất cứ một câu nói nào. Theo một số nguồn hướng dẫn học tiếng Anh họ hay cho cái từ này vào trước mọi câu trả lời và tự nhận xét nó là “tự nhiên”. Nếu cả 1 bài nói dung “Well” 1 hay 2 lần còn được, chứ cả 10 câu trả lời câu nào cũng “goe’o” thì nghe rất ghê. “Well” có nghĩa là “à thì”, tức là mình đang cần thêm thời gian để cân nhắc về cái mà mình sắp nói, để thay đổi chủ đề, để đưa ra 1 thông tin quan trọng, tức là nó thật sự có một sắc thái biểu cảm chứ ko phải chỉ là phương tiện lấp đầy câu.

Giải pháp: Kiềm chế dung “well” đầu câu và chỉ cho phép mình dung 1 đến 2 lần đối với các loại thông tin như trên.

 

3.   To be honest:

Vấn đề: “To be honest” có nghĩa là “thật thà mà nói”, như vậy, nội dung đằng sau “to be honest” phải là 1 nội dung cần đến sự “thật thà”, có nghĩa là nó thường phải là 1 nội dung tiêu cực, 1 nội dung gây sốc hoặc 1 nội dung trái ngược với suy nghĩ hay kỳ vọng của người đối thoại với mình. Ví dụ, mình là con trai, nó hỏi mình, “Do you like football?”, thì đừng có, “thật thà mà nói, e thích bóng đá” nha, mà phải “thật thà mà nói, e không thích bóng đá chút nào mà e chỉ thích bóng bay” kiểu kiểu như thế nhé.

Giải pháp: Chỉ dùng cho các câu phủ định, có tính tiêu cực trong bài nói.

 

4.   Actually:

Vấn đề: Cũng giống như “to be honest”, sau “actually” người ta cũng mong chờ 1 thông tin có yếu tố bất ngờ, trái ngược với suy nghĩ của người đối thoại. Ví dụ, “Are you a fan of football?”, “Actually I never watch or play foot ball”. “Actually” còn được dùng để bổ sung thêm thông tin chi tiết cho cái điều mình vừa nói trước đó, thường cũng là một thông tin gây có tính bất ngờ. Ví dụ, người ta hỏi, mầy có thích bạn trai mầy ko? Mình trả lời, ko, tau ko thích lắm và thêm, “Actually, I think I’m gonna dumb him”, thật ra thì tau đang định đá nó ^^

Giải pháp: Chỉ dùng “actually và “in fact” để giới thiệu thông tin phủ định, tiêu cực, bất ngờ hoặc nêu thêm chi tiết cho câu nói trước.

 

 

5.   Nowadays:

Vấn đề: Đây là 1 trong những cụm từ rất có vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ … nó chẳng có vấn đề gì, quá dễ dàng sử dụng nên nó bị lạm dụng 1 cách quá đáng. 9/10 học sinh sẽ không ngần ngại chọn “nowadays” khi muốn nói tới “ngày này”, “thời buổi này”, “bây giờ”. Vì thế, nó được liệt vào 1 trong các cụm từ giám khảo IELTS ghét phải gặp nhất trong khi chấm thi.

Giải pháp: Có nhiều cách khác nhau để diễn đạt thời gian một cách chính xác hơn, ví dụ “these days”, “today”, “recently”, “currently”, “for the past few years”, “so far” etc.

 

6.   Of course:

Vấn đề: “Of course” có nghĩa là “đương nhiên”, bình thường thì không có vấn đề gì cả nhưng khi đi thi IELTS chúng ta không nên sử dụng. Bởi vì, nếu 1 vấn đề là “đương nhiên” thì không cần phải giải thích, không cần phải support. Vấn đề là, rất nhiều các câu hỏi trong bài thi IELTS rất hiển nhiên, ví dụ, “mày thích nhạc không”, “mày thích thời trang không”, “mày thích tiền không”. Tất nhiên người ta biết mình thích, nhưng người ta chủ yếu muốn mình giải thích tại sao mình thích. Khi mình dùng “Of course” người nghe có cảm giác mình đang truyền tải 1 thông điệp tới nó là “cái này hiển nhiên rồi, mày hỏi kỳ cục thế”, nên mình nên tránh mang lại cảm giác đó cho các cô chú giám khảo vốn dĩ cũng đang cố hết sức làm cái công việc vô cùng nhàm chán của họ thôi.

Giải pháp: Không phản ứng với 1 câu hỏi có tính chất hiển nhiên 1 cách quá phũ bằng cách xác nhận là nó hiển nhiên, mà phải giả vờ tỏ ra nó là 1 câu hỏi lý thú, rất đáng suy ngẫm và tập trung vào trả lời tại sao. Ví dụ khi nó hỏi “Do you like music?” thì không trả lời, “Of course, everyone likes music” mà trả lời có thích hay không và tại sao.

 

7.   Very/really:

Vấn đề: Hai cách diễn đạt trên chủ yếu bị lạm dụng nhiều quá nên thành ra không còn giá trị và rất sáo rỗng. Khi nói đến cấp độ các bạn thường nghĩ ngay đến “rất” kiểu “cô ta rất xinh”, “tôi rất ngốc” hay “anh ấy rất giàu”, mà không để ý là, có rất nhiều loại cấp độ khác nhau cho chúng ta lựa chọn. Nếu cứ dùng “very” và “really” thì khả năng cáo các bạn sẽ bị đánh giá là nghèo nàn từ vựng, không đủ từ vựng để diễn đạt chính xác suy nghĩ của mình.

Giải pháp: lựa chọn các cách diễn đạt ít quen thuộc hơn, ví dụ “quite”, “pretty”, “a little”, “absolutely”, “totally” etc.

 

8.   Always:

Vấn đề: nhiều bạn trong lúc trả lời trong IELTS Speaking thường có xu hướng lạm dụng từ “always” một cách quá đáng, ví dụ ” I always read books in my freetime. I always cook with my mom. I always love beaches”. Như vậy mình sẽ bị rơi vào lỗi “overgeneralization”, gây ra do hạn chế từ vựng. Tất nhiên ko có gì là tuyệt đối cả, ví dụ làm sao lúc nào cũng đọc sách lúc rảnh được, phải đi café, đi mua sắm, ngủ và vệ sinh cá nhân nữa chứ L nên hãy thật cẩn thận khi dùng “always, never, all, every” nhé.

Giải pháp: Hãy thử consider những cách diễn đạt khác như ” sometimes, most of the time, usually, every once in a while, tend to, usually, often, seldom hay not often (đối với never)” nhé. Hoặc nhiều khi có thể bỏ luôn phần đó trong câu mà ko cần thay thế, ví dụ có thể nói ” I read books in my freetime” thay vì ” I always read books”.

 

9.   No/Yes:

Vấn đề: Khi các bạn trả lời một câu hỏi “Yes/No”, không nhất thiết lúc nào cũng phải bắt đầu với “Yes/No”, đặc biệt là trong trường hợp câu trả lời là “No”. Khi mình bắt đầu câu trả lời bằng “no” thì nghe quá phũ, và có thể người nghe sẽ cảm thấy nó “rude”, bất lịch sự. Mình không muốn bị đánh giá là “agreesive” đúng không, cho nên để nhẹ nhàng hóa, thân thiện hóa câu trả lời, chúng ta tránh trực tiếp trả lời bằng “No”.

Giải pháp: Có thể mở đầu câu trả lời “Yes/No” bằng cách paraphrase lại câu hỏi theo hướng khẳng định hoặc phủ định lun, ví dụ, “Do you watch TV?” trả lời “I watch TV pretty often” hay “I don’t really have time to watch TV”, “Actually watching TV isn’t my thing”

 

10.   A lot of:

Vấn đề: Cũng như always, cụm từ này bị dùng nhiều quá mức nên ko hiệu quả trong thi nói.

Giải pháp: Thay vì chỉ nói chung chung là nhiều, mình có thể cụ thể hóa hơn bằng cách sử dụng “most of”, “a majority of”, “a number of”, “various”, “8 out of every 10 students” etc.

Hy vọng các bạn có cách nhìn nhận cụ thể hơn với những cách diễn đạt đơn giản một cách phức tạp trên. Chúc mọi người học tập và chia sẻ vui vẻ nha ^^!

 

P/S: Mình sẽ đánh giá cao nếu các trang khác lấy bài của mình post để share với mọi người, với yêu cầu nho nhỏ là ghi hộ mình rõ nguồn bài viết nha (mình được gửi cho link của tất cả các trang copy bài của mình, cả những bài lấy nguyên và cả những bài có thay đổi 1 chút để giọng văn nghe trí thức hơn, cả những trang lấy bài và quảng cáo Miss Thu Trang sắp mở lớp kkkkk ^^). Đối với các trang đã lấy mà không ghi nguồn mình sẽ cố liên lạc với admin để sửa lại nhé!


Nguồn: IELTS Trang Bùi

Related Articles

Học IELTS Online