Đối phó với căn bệnh trầm cảm khi du học (P3) – IP Share

roman-kraft-57270-unsplash


4. Tìm hiểu về các lựa chọn chăm sóc ở quốc gia sở tại

Trường của bạn có hợp đồng với bác sĩ tâm lý tại chỗ biết nói tiếng Anh không? Bảo hiểm của bạn có chi trả cho các buổi hẹn ở nước ngoài? Nếu không, có tồn tại loại bảo hiểm du lịch nào chi trả cho các khoản phí đó mà bạn có thể mua được không? Bạn có thể thường xuyên Skype với bác sĩ khi đang ở nước ngoài không? Hoặc bạn có thể liên lạc với trung tâm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần tại trường đại học của mình không? Cũng tương tự như quá trình xây dựng hoạch định với nhà tâm lý học, hãy xây dựng một kế hoạch về các lựa chọn trong nước và biết những điều cần phải quan tâm khi ở nước ngoài. Phần lớn thành công sẽ phụ thuộc vào những bài tập về nhà mà bạn đã chuẩn bị trước! Đặt câu hỏi và nói lên những yêu cầu của mình. Du lịch nước ngoài là một bài kiểm tra khả năng độc lập của chính bạn, vì thế hãy quan tâm đến nhu cầu của mình trước tiên để có thể trải nghiệm một cách trọn vẹn nhất.


5. Đấu tranh với ‘Nỗi nhớ nhà’

Dù bạn đã chuẩn bị mọi thứ trước khi đặt chân đến vùng đất mới, cảm giác nhớ nhà và nỗi buồn vẫn luôn ập đến như cơn sóng triều khi bạn đến nơi. Sinh nhật không ai mừng, ngày cưới, ngày lễ không ai vui (và một trường hợp nghiêm trọng về FOMO nước ngoài) sẽ làm cho bạn nghi ngờ vì sao ban đầu bạn lại đưa ra quyết định như thế… tuy nhiên sinh sống ở nước ngoài là một phương tiện giúp bạn vẽ nên những kỉ niệm, kết giao bạn bè và nhận ra đâu là những thứ xứng đáng được lưu giữ khi trở về nhà.

Mặc dù vậy, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thoải mái như ở nhà, vậy bạn phải làm gì khi thèm khát một bữa sushi tại quán quen hay muốn gửi mail một gói hàng trong những giờ “bình thường”? Sau đây là một số mẹo để đánh bay nỗi buồn và quay trở lại chinh phục trải nghiệm du học. Nếu bạn muốn tìm thêm tài liệu, những người bạn của chúng tôi tại Student.com cũng có một vài mẹo hay để đối phó với chứng trầm cảm khi du học.


6. Lập và mang theo playlist

Khi du lịch, không gì tốt hơn âm nhạc để xoa dịu tâm hồn, đặc biệt là khi âm nhạc khơi gợi lại những kí ức hạnh phúc. Mang theo playlist trên đường đi từ cuộc hành trình xuyên quốc gia thời trung học phổ thông, những bài phối khi chạy/tập thể dục, một playlist của bạn cùng với người yêu, và bất kì bài hát nào mang lại những cảm giác ấm áp mơ hồ. Nhờ bạn bè thêm thắt các bài hát yêu thích và hỏi họ lý do vì sao lại chọn những bài ấy, hãy đọc lại những điều này khi bạn cảm thấy buồn chán nhằm vực dậy tinh thần. Dù rằng việc du học thường khoác lên mình một chiếc áo hào nhoáng và quyến rũ, để chuyển từ một môi trường bạn nắm rõ trong lòng bàn tay sang một hoàn cảnh hoàn toàn mới mẻ là rất gian khổ! Hãy cho bản thân thời gian để giải tỏa những dòng suy tư của chính mình, và âm nhạc có thể làm cho khuôn miệng méo mó đó mỉm cười trở lại.


Xem Đối phó với căn bệnh trầm cảm khi du học (P2)


Người dịch: Ngọc Hưởng

Nguồn: gooverseas.com

Related Articles

Học IELTS Online