Làm thế nào để cải thiện kỹ năng Nghe và Đọc trong IELTS (P1) – IELTS Listening

Các bạn học sinh thường hỏi tôi là “Làm thế nào để cải thiện kỹ năng Đọc và Nghe của tôi?”


smartphone-vintage-technology-music


Câu trả lời ngắn gọn là ‘Đọc và nghe nhiều hơn”. Tuy nhiên, đây không phải là một câu trả lời hay bởi vì bạn cần biết CÁCH để thực hành và NƠI NÀO để có được nguồn đọc và nghe tốt.

Bài viết này sẽ giúp bạn:

  1. Tìm hiểu cách thực hành
  2. Nơi để tìm các nguồn tốt nhất
  3. Bạn nên tập luyện thường xuyên đến mức nào.

Cách luyện Nghe và Đọc


Có hai cách luyện nghe và đọc – thụ động chủ động.

Cách thứ nhất là phổ biến nhất, nhưng ít hiệu quả nhất, nhưng cách thứ hai sẽ tăng kỹ năng của bạn lên một cách đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn hơn nhiều.

Nghe thụ động là khi bạn chỉ nghe một bài hát, mọi người nói chuyện, các tin tức, v.v. và không làm gì khác. Nói cách khác, bạn không thực sự nghĩ về những gì bạn đang nghe.

Đọc thụ động có nghĩa là bạn chỉ đơn giản đọc một cái gì đó, nhưng bạn không thực hiện bất kỳ bước nào để suy nghĩ hoặc học hỏi từ những gì bạn đang đọc.


       1. Nghe và đọc chủ động

Khi bạn lắng nghe một cách chủ động điều gì đó, bạn nghe ít thông tin hơn, nhưng bạn nghĩ về nó theo một cách sâu sắc hơn nhiều. Cách suy nghĩ sâu sắc hơn về những gì bạn đang nghe này có nghĩa là bạn học bằng một cách đạt được kết quả cao và tiết kiệm các nguồn lực như thời gian, công sức, tiền bạc v.v.

Ví dụ: thay vì nghe 30 phút tin tức, bạn có thể chỉ nghe 3 phút tin tức nhưng hãy nghĩ về bất kỳ từ hoặc cụm từ mới nào bạn nghe được, đoán xem những từ hay cụm từ mới đó có nghĩa gì và sau đó chép chúng vào trong một cuốn sổ ghi chép từ vựng.

Đọc chủ động có nghĩa là thay vì đọc một chương đầy đủ trong 30 phút, bạn chỉ cần đọc một đoạn văn, nhưng hãy nghĩ về ngữ pháp và chức năng của mỗi câu. Sau đó bạn cố gắng sử cấu trúc ngữ pháp và các chức năng của câu bạn học được trong bài viết của riêng bạn.

Nghe và đọc chủ động đòi hỏi bạn phải suy nghĩ và làm nhiều hơn là chỉ đơn giản là không nỗ lực và hy vọng rằng tiếng Anh sẽ được chuyển vào não của bạn như thể bằng phép thuật, nhưng cách học này sẽ cắt giảm thời gian chuẩn bị của bạn và cũng dẫn đến những cải tiến lớn.


       2. Các ví dụ về nghe chủ động

Những điều quan trọng nhất bạn có thể nghĩ đến khi nghe chủ động là:

  • Cách phát âm
  • Từ vựng
  • Ngữ pháp
  • Cấu trúc

Tôi không khuyên bạn nên làm cả bốn cùng một lúc. Nó là quá nhiều để suy nghĩ. Thay vào đó, tôi sẽ bắt đầu bằng cách tập trung vào phần mà bạn yếu nhất. Đây là cách sử dụng thời gian của bạn tốt nhất. Vì vậy, nếu bạn thực sự gặp khó khăn với cách phát âm, hãy tập trung vào đó.

Điều này cũng sẽ cải thiện khả năng nói của bạn bởi vì bạn sẽ liên tục suy nghĩ về cách người bản ngữ nói chuyện.


       3. Các ví dụ về đọc chủ động

Những điều quan trọng nhất bạn có thể nghĩ đến khi đọc chủ động là:

  • Từ vựng
  • Ngữ pháp
  • Cấu trúc
  • Sự phát triển ý tưởng

Một lần nữa, không làm tất cả bốn cái ở trên cùng một lúc; bắt đầu với phần bạn cần hỗ trợ nhiều nhất.

Điều này thực sự sẽ có ích với bài viết của bạn. Thông thường, một người đọc càng nhiều, người đó sẽ viết càng giỏi.


       4. Từ vựng

Khi đọc hoặc nghe bạn nên làm những việc sau:

  • Gạch dưới hoặc ghi chú bất kỳ từ hoặc cụm từ mới nào.
  • Đọc hoặc nghe phần đó một lần nữa và cố gắng đoán từ / cụm từ đó có nghĩa là gì.
  • Kiểm tra nghĩa trong từ điển. Đừng bỏ qua bước 2!
  • Viết từ/cụm từ mới trong một cuốn sổ ghi chép từ vựng đặc biệt.
  • Thêm nghĩa, cách phát âm, collocations, câu ví dụ, từ đồng nghĩa, v.v. để giúp bạn nhớ từ/cụm từ đó.
  • Ôn tập thường xuyên.

Chẳng bao lâu bạn sẽ có một số lượng lớn các từ và cụm từ mới để sử dụng.


       5. Ngữ pháp

Khi đọc hoặc nghe bạn nên làm như sau:

  • Gạch dưới hoặc ghi chú bất kỳ câu nào bạn không hiểu đầy đủ.
  • Hãy nghĩ về lý do tại sao người viết sử dụng cấu trúc ngữ pháp đó.
  • Xác định loại cấu trúc ngữ pháp.
  • Kiểm tra cấu trúc trong sách hoặc trên trang web.
  • Cố gắng sử dụng cấu trúc này khi nói hoặc trong bài viết của bạn.
  • Ôn tập thường xuyên.

       6. Cách phát âm

  • Chọn 1 hoặc 2 câu có một số đặc điểm phát âm thú vị trong đó.
  • Nghe chúng vài lần.
  • Viết câu đó ra và đánh dấu bất kỳ đặc điểm nào, chẳng hạn như:
    Ngữ điệu (đánh dấu bằng mũi tên lên hoặc xuống)
    Nối âm (đánh dấu điều này bằng cách nối một từ này với từ khác)
    Âm thanh yếu (sử dụng màu khác nhau cho những âm thanh này)
    Weak sounds (sử dụng một màu khác cho những âm này)
    Dấu nhấn (gạch dưới các âm tiết được nhấn mạnh)
  • Cố gắng sao chép các đặc điểm ở trên bằng cách bắt chước những gì người nói đã nói.

       7. Cấu trúc

  • Gạch dưới hoặc ghi chú bất kỳ những từ hoặc cụm từ dùng để nối các ý với nhau – “discourse markers” (chẳng hạn như Firstly, however, although, for example, v.v.)
  • Lưu ý chức năng của các câu và cách người nói/người viết sử dụng những từ này để tổ chức và sắp xếp những gì họ nói/viết.
  • Hãy thử tự mình sử dụng những từ này để tổ chức và sắp xếp việc viết/nói của bạn.

       8. Phát triển ý tưởng

  • Gạch dưới các câu chủ đề.
  • Chú ý cách người viết phát triển ý tưởng chính này với các giải thích và ví dụ.
  • Sử dụng kỹ thuật giống/tương tự khi luyện viết bài tiểu luận Task 2.

(Còn nữa)


Người dịch: Hải Nam

Nguồn: IELTSAdvantage.com

Related Articles

Học IELTS Online