Mách nhỏ những bước chuẩn bị cho phần thi Reading IELTS Mảng học thuật
Để chuẩn bị cho phần thi Reading IELTS, bạn nên đọc nhiều báo, tạp chí, brochure du lịch, sách bách khoa toàn thư, Wikipedia v… v… viết bằng tiếng Anh. Hơn thế nữa, bạn cũng nên đọc truyện tiếng Anh. Đề tài đọc của bạn cũng nên biến đổi đa dạng — Lịch sử, khoa học, văn hoá, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Mách nhỏ thứ nhất Rèn luyện thói quen đọc nhanh bằng cách đọc theo từng cụm, từng nhóm chữ (chunks) thay vì chỉ đọc từng từ một. Tranh thủ đọc ít nhất 2 tiếng mỗi ngày. Bạn có thể đọc bất kỳ thì gì bạn thích, miễn là viết bằng tiếng Anh. Ba bài đọc thường được trích rút từ các đầu sách, báo, tạp chí và thường nói về các chủ đề quen thuộc. Vì vậy, bạn nên cố gằng đọc những tin tức , báo chí, tờ rơi v.. v… phát hành gần đây bất cứ khi nào có thể.
Mách nhỏ thứ hai Luôn nhớ là bạn đang đọc có mục đích chứ không phải đọc chơi cho vui. Thực hành thói quen xem qua tên bài và các đề mục khi khảo sát một văn bản, hay nhìn qua những điểm đặc biệt trong khâu in ấn như: Các từ IN HOA, In đậm, in nghiêng , “trích dẫn”, gạch chân Khi thực hiện những điều trên, hãy cố gắng hiểu rõ một cách chính xác câu hỏi và cẩn thận làm theo hướng dẫn đề bài.
Mách nhỏ thứ ba Luyện tập đọc dò (scanning) bằng cách áp dụng kỹ thuật này bất cứ khi nào bạn đọc một thứ gì đó.
Mách nhỏ thứ tư Trong bài đọc, luôn có một điểm nguồn suy luận mà từ đó bạn có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi đề bài. Việc này yêu cầu bạn phải hiểu rõ ý chính hay chủ đề của mỗi đoạn. Bạn có thể tiết kiệm được lượng lớn thời gian nếu bạn nắm rõ được ý chính hay chủ đề của mỗi đoạn ngay từ những bước đầu khảo sát bài đọc.
Mách nhỏ thứ năm Nhìn chung có 10 dạng đề được cho ra ở phần Reading Những dạng này bao gồm
- Trắc nghiệm
- Câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn gọn
- Hoàn thành câu
- Hoàn thành ghi chú (note), bảng biểu (table), sơ đố quy trình (flow-chart) hay biểu đồ (diagram)
- Dạng đề Yes, No, Not Given hoặc True, False, Not Given
- Phân loại
- Ghép cặp
- Chọn đề mục cho mỗi đoạn / mỗi phần của bài đọc
- Đọc dò và xác định vị trí ngữ liệu
- Đặt tên biểu đồ
1. Các câu hỏi Trắc nghiệm có thể được dùng để kiểm tra khả năng hiểu bài một cách tổng quát hoặc hỏi bạn những thông tin chi tiết trong bài. Điều đó có nghĩa là bạn phải lựa chọn giữa kỹ thuật đọc lướt và đọc dò tuỳ theo câu hỏi.
Để chuẩn bị cho dạng đề này:
- Đọc kỹ hướng dẫn làm bài và xem xem bạn cần phải khoanh tròn bao nhiều đáp án.
- Đọc lướt qua toàn bộ câu hỏi và các đáp án trắc nghiệm. Trong khi làm việc này:
» Gạch chân các từ khoá (những từ cho bạn những thông tin quan trọng).
» Cố gắng nắm bắt chủ đề bạn chuẩn bị đọc thông qua những từ vựng trong các câu hỏi.
» Xem qua những hình minh hoạ hay biểu đồ kèm theo văn bản. - Trở lại câu hỏi đầu tiên. Nhận định xem câu hỏi yêu cầu bạn tìm kiếm thông tin chi tiết hay đòi hỏi bạn phải hiểu rỏ ý chính cả bài. Sau đó chọn ra phương án đọc dò hay đọc lướt để áp dụng.
- Đọc cẩn thận phần văn bản bạn thấy phù hợp với câu hỏi.
- Cố gắng làm hết các câu. Đừng bỏ trống câu nào.
2. Câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn gọn thường yêu cầu bạn trả lời câu hỏi với KHÔNG QUÁ BA TỪ. Do đó, bạn có thể trả lời bằng một từ, hai từ hoặc ba từ nhưng không được hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Vì lẽ đó, bạn nên xem qua yêu cầu của đề bài.
Để chuẩn bị cho dạng đề này:
- Bạn cần phải vận dụng cả hai kỹ năng đọc lướt và đọc dò để trả lời tất cả câu hỏi kịp giờ.
- Đọc nhanh qua các câu hỏi. Trong khi làm việc này:
» gạch chân các từ khoá.
» xem qua thông tin nào bạn cần phải tìm trong bài đọc.
» Cẩn thận với các câu hỏi như ‘where’ và ‘who’. Những câu hỏi này yêu cầu bạn
» tìm những thông tin chi tiết như nơi chốn hoặc người được nhắc tới trong bài đọc. - Trở lại câu hỏi đầu tiên và quyết định xem bạn phải đọc phần nào của bài đọc.
- Đọc kỹ phần đó để tìm câu trả lời..
- Bạn có thể dùng lời văn của mình. Bạn không cần phải viết thành câu hoàn chỉnh nhưng nhất định bạn phải viết đúng ngữ pháp.
- Nếu bạn không biết nghĩa của bất kỳ từ nào trong câu hỏi, hãy tra trong từ điển, viết nó lại trong sổ tay và cố gắng dùng từ đó thật nhiều.
- Câu trả lời có thể là một từ, hai từ, ba từ nhưng không thể bốn từ hoặc hơn. Nếu bạn nghĩ đáp án của bạn phải viết hơn ba từ, thì đáp án của bạn đã sai.
3. Đề Hoàn thành câu yêu cầu bạn phải hoàn thành phần cuối của một câu. Các câu hỏi này thường xuất hiện theo đúng thứ tự xuất hiện thông tin đó trong bài đọc. Câu hỏi dạng 2 tương tự như đề yêu cầu trả lời câu hỏi ngắn gọn . Khi đó, bạn luôn được yêu cầu viết KHÔNG QUÁ BA TỪ trong câu trả lời. Vì vậy, bạn có thể trả lời bằng một từ, hai từ, ba từ nhưng không được hơn. Đề cũng nhắc bạn dùng những từ trong đề bài đọc.
Để chuẩn bị cho dạng đề này:
- Đọc nhanh qua các câu hỏi. Trong khi làm việc này:
» gạch chân các từ khoá.
» cố gắng tìm ra thông tin bạn cần.
» Nhớ lại các từ vựng và chức năng ngữ pháp liên quan của các cụm theo sau gốc từ (stem). - Trở lại câu đầu tiên và xem xem bạn cần phải hoàn thành câu bằng những thông tin gì.
•Tìm đoạn văn bản có chứa thông tin đó và đọc nó thật kỹ.
• Chú ý các từ đồng nghĩa và các cấu trúc song song vì các câu hỏi thường sẽ không dùng từ giống với bài đọc.
•Đảm bảo câu trả lời của bạn chính xác và đúng ngữ pháp.
• Đối với dạng hai, câu trả lời của bạn có thể gồm một từ, hai từ, ba từ nhưng không được bốn từ hoặc hơn.
•Nếu câu trả lời của bạn cần hơn ba từ để diễn đạt thì câu trả lời đó đã sai.
4. Dạng đề hoàn thành ghi chú (note), bảng biểu (table), sơ đố quy trình (flow-chart) hay biểu đồ (diagram) đòi hỏi khả năng trích lọc thông tin chi tiết của bạn. Có hai dạng đề hoàn thành mẫu cho sẵn trong bài thi Reading IELTS.
Dạng 1. Các đáp án có thể cho sẵn dưới dạng trắc nghiệm.
Dạng 2. Không cho sẵn đáp án để chọn.
Khi đó, đề bài sẽ yêu cầu bạn:
— điền một từ hoặc cụm từ vào giữa câu
— điền một từ vào giữa câu và điền một cụm từ nữa vào cuối câu.
Với dạng 1 các đáp án để bạn điền sẽ là các từ, cụm từ khác với từ, cụm từ dùng trong bài đọc. Số từ cho sẵn sẽ nhiều hơn số chỗ trống.
Với dạng 2 đề bài cũng sẽ yêu câu bạn trả lời câu hỏi với tối đa ba từ. Do đó, bạn có thể trả lời bằng một từ, hai từ hoặc ba từ nhưng không được hơn.
Để chuẩn bị cho dạng đề này:
- Xem kỹ các biểu mẫu, biểu đồ cho sẵn.
» Khảo sát các đề mục lớn và các đề mục phụ.
» Tìm chủ đề của bài đọc.
» Xem xem phần nào của bài đọc mà đề bài muốn bạn tìm đến.
» quyết định xem bạn sẽ dùng những từ vựng và những điểm ngữ pháp nào. - Nếu đề bài cho bạn những đáp án để bạn lựa chọn trong một khung sẵn có, hãy tìm các đáp án khả dĩ và loại bỏ những đáp án không hợp lý.
•Nếu đề bài cho ra dưới dạng một bảng biểu, bạn nên xác định xem mình nên đọc bảng đó theo các hàng hay các cột để làm bài hiệu quả nhất.
•Nếu đề bài cho ra dưới dạng tóm tắt, bạn hãy đọc qua nó trước và xem thử có đoán được từ bỏ trống nào không.
• Lần lượt từng chỗ trống, tìm trong bài đọc những từ chính xác nhất để điền vào.
• Nếu đề bài chọ bạn một khung trong đó có các đáp án trả lời, sẽ có ít nhất hai đáp án không dùng đến.
• Nếu không có đáp án cho sẵn, bạn phải viết đáp án ra nhưng không được quá ba từ.
•Nếu câu trả lời của bạn cần hơn ba từ để diễn đạt thì câu trả lời đó đã sai.
• Sẽ có những biến thể của dạng đề này như “hoàn thành mẫu chú ý” hay “hoàn thành bài giải thích” hoặc “hoàn thành đoạn tin vắn”.
Nguồn: http://www.ielts-mentor.com/