Người hướng nội và hướng ngoại trong việc Học Ngoại Ngữ – IP Share

110-10241


Có nhiều lời đồn đại xoay quanh những phẩm chất cần có để trở thành một người học ngoại ngữ thành công.

Bạn phải biết thưởng thức nhạc, hoặc có khả năng cảm thụ âm. Thế nhưng tôi biết có nhiều ca sĩ kém cỏi lại giỏi ngoại ngữ, và ngược lại. Bạn phải có năng khiếu đặc biệt về ngoại ngữ , như thể có một số người có khuynh hướng di truyền giỏi ở mảng học ngoại ngữ. Bạn phải được bao quanh bởi ngôn ngữ khác lúc còn bé. Thế nhưng, khi tôi hỏi một nhóm 500 nhà đa ngôn ngữ tại LangFest năm ngoái có bao nhiêu người lớn lên trong một gia đình nói hai ngôn ngữ hoặc đa ngôn ngữ, hầu như không có cánh tay nào giơ lên. Bạn không thể học khi đã qua một độ tuổi nhất định. Nhưng tôi đã học được tá ngôn ngữ kể từ  tuổi 60.

Một lời đồn khác là những người hướng ngoại giỏi ngoại ngữ hơn những người hướng nội. Dường như một số người nghĩ rằng một nhóm những người hướng ngoại vui vẻ, xã giao, thích giao tiếp với mọi người, sẽ giỏi học ngoại ngữ hơn những người yên lặng hơn, chu đáo hơn, những người hướng nội hơn.


       Vậy ai học ngôn ngữ tốt hơn? Người hướng nội hay hướng ngoại.

Việc học ngôn ngữ có ba chìa khóa chính: Thái độ người học, thời gian dành cho ngôn ngữ, và khả năng chú ý của người học đến những diễn biến trong ngoại ngữ, thứ mà diễn ra phần lớn trong tiềm thức.

Thứ quan trọng nhất, hơn cả tuổi tác, tài năng, khả năng cảm thụ âm, kỹ năng xã hội… là thái độ người học đối với ngôn ngữ, đối với chính bản thân mình, và đối với việc học ngoại ngữ. Bạn phải hứng thú với ngôn ngữ đó. Bạn phải thích ngôn ngữ đó. Trên hết, bạn phải tin rằng mình có thể đạt được mục tiêu, và nỗ lực bạn bỏ ra xứng đáng.

Nếu bạn kiếm thứ gì trong nhà. Nếu bạn nhìn vào tủ đồ và qua các túi quần khác nhau và bạn tin rằng món đồ bạn đang tìm có thể được tìm thấy, bạn sẽ có khả năng tìm thấy nó hơn. Nhưng nếu bạn không chắc rằng món đồ đó có thể được tìm ra, nếu bạn chỉ tìm nửa vời, có khả năng là đến cuối cùng bạn sẽ không thể tìm ra nó.

Niềm tin bạn có thể đạt được mục tiêu rất quan trọng. Những người lần đầu học ngôn ngữ có một vấn đề: họ chưa từng làm vậy trước kia. Họ không thể thấy mình như một người nói thành thạo ngôn ngữ thứ hai. Nó hệt như leo núi mà không trông mong đến việc lên đến đỉnh ngọn. Chính thái độ này có thể dễ dàng dẫn đến chán nản. Nó có nghĩa là ít hứng thú và ít cam kết với nhiệm vụ hơn. Việc tin vào chính mình vô cùng quan trọng, và nó không liên quan đến hướng ngoại hay hướng nội.

Một nhân tố quan trọng bằng nhau là thời gian. Việc học ngôn ngữ tốn thời thời, thật ra thì nó tốn rất nhiều thời gian.Trừ khi ngôn ngữ đó vô cùng quen thuộc với ngôn ngữ mà bạn biết, chứ không phải vài tuần như nhiều quyển sách vẫn cam kết. Những người học ngôn ngữ thành công cam kết học hằng ngày, kể cả chỉ cần một tiếng một ngày, và nó tiếp tục trong nhiều tháng và nhiều năm để đạt đến mục tiêu.

Khoảng thời gian được đề cập đến đây không phải chỉ là khoảng thời gian học ngoại ngữ bằng cách đọc sách ngữ pháp hoặc ngồi trên lớp. Thời gian cần thiết để thành công trong việc học ngôn ngữ là khoảng thời gian bạn dành cho ngoại ngữ, nghe, đọc, nói và viết ngôn ngữ đó. Thời gian đọc giải thích ngữ pháp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hay kết nối mờ nhạt với ngôn ngữ trong lớp học, hoặc học những danh sách từ vựng, khoảng thời gian này không được tính như cách bạn cố tình thực hiện các cuộc hội thoại theo ngôn ngữ đó, nghe, đọc và nói. Phần lớn thời gian này là những hoạt động đáng tận hưởng và thú vị. Thật vậy, họ cần nuôi dưỡng sở thích cho người học.

Lần nữa, một người hướng nội với sở thích mạnh mẽ trong một vài mặt của ngoại ngữ và văn hóa của nó, sẽ dành đủ thời gian cần thiết để thành công, sẽ học nhanh hơn một người hướng ngoại chỉ tìm kiếm các cơ hội để tập luyện một ít ngôn ngữ giới hạn mà họ học được.

Cuối cùng chúng ta cần phải cải thiện khả năng chú ý của mình. Chúng ta cần phải chú ý những âm thanh, cách ngôn ngữ được phát âm. Chúng ta cần chú ý những từ và cấu trúc và khuôn mẫu ngôn ngữ. May mắn thay, phần lớn cách tăng khả năng chú ý của ta đến từ việc tiếp xúc với ngôn ngữ đó. Ở giai đoạn ban đầu của việc học ngôn ngữ mới, nghe đi nghe lại và đọc đi đọc lại giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về những gì diễn ra trong ngôn ngữ. Từ từ chúng ta cũng có nhận thức rõ ràng về cách phát âm. Chúng ta chú ý các những suy nghĩ được biểu đạt trong khuôn mẫu bài nói khác với những gì ta thường nói.

Thông thường thì việc chú ý thường tăng cùng với việc tiếp xúc ngôn ngữ, nhưng chúng ta phải chủ động để ý. Chúng ta phải kiên quyết chú ý. Rõ ràng khả năng chú ý tùy vào thái độ và thời gian ta cống hiến cho ngoại ngữ đó. Cả ba chiếc chìa khóa này phụ thuộc lẫn nhau.

Không phải chỉ có người hướng ngoại mới có thái độ học tập, hay sự sẵn lòng dành thời gian cần thiết cho ngôn ngữ hay sự chú ý đến ngôn ngữ đó. Những người hướng nội có thể dễ dàng đạt được những phẩm chất đó.

Nếu tôi nhìn vào những người học ngoại ngữ thành công hay nhà đa ngôn ngữ mà tôi biết, từ hội nghị đa ngôn ngữ hoặc từ cộng đồng LingQ, tôi tìm được người hướng ngoại, hướng nội và một loạt những người có cả 2 đức tính trên. Sự thật rằng nó không liên quan. Cả người hướng nội và ngoại đều có khả năng học ngoại ngữ đến bất kỳ mức độ nào họ muốn.

Người hướng ngoại có thể sẽ muốn nói sớm hơn. Họ có khả năng sẽ không bối rối nếu không hiểu hay mắc sai làm. Điều đó là tốt. Có lẽ những người hướng nội sẽ ngại ngùng hơn, lưỡng lự khi nói cho đến khi họ tự tin vào khả năng ngoại ngữ của mình hơn. Tuy nhiên, một khi họ có một lượng từ ngữ lớn và mức độ hiểu vững vàng, họ sẽ phát triển khả năng nói nhanh hơn. Họ có thể sẽ nói nhỏ hơn, chần chờ hơn, nhưng kiến thức của học sẽ không kém hơn những người hướng ngoại, theo kinh nghiệm của tôi.


       Nên cả người hướng nội và hướng ngoại đều có thể học một ngôn ngữ thành thạo

Người hướng nội không kém cỏi trong chính ngôn ngữ mẹ đẻ của chính mình hơn người hướng nội. Người hướng nội không phải có lượng từ vựng ít hơn, hay đọc ít hơn, hay hiểu ít hơn. Hay học ít hứng thú trong trong một số thứ hơn. Thật ra, hoạt động đọc bị động là một trong những cách cải thiện kỹ năng ngoại ngữ hiệu quả nhất trong cả hai ngôn ngữ mẹ đẻ và nước ngoài.So với  người hướng ngoại, người hướng nội có thể sẽ cư xử khác biệt trong ngôn ngữ mới hoặc nói ít hơn ở một số cuộc gặp xã hội, nhưng đặc trưng của họ là khi cảm thấy thoải mái thì họ có rất nhiều điều để nói.

Nếu bạn là người hướng nội, cống hiến bản thân cho các hoạt động đầu vào như những gì chúng tôi làm ở LingQ, rất nhiều việc nghe và đọc và xây dựng vốn từ vựng, việc này sẽ khiến bạn thoải mái hơn nên khi bạn bắt đầu nói bạn sẽ hiểu rõ hơn và có vốn từ vựng lớn hơn. Bạn sẽ có khả năng tự vệ tốt hơn và nó sẽ khiến bạn tự tin hơn.

Học ngôn ngữ là theo đuổi cá nhân. Mặc cho bạn là ai, chúng ta có thể thành công. Chúng ta chỉ cần điều chỉnh các hoạt động học tập cho phù hợp với sở thích và tính cách bản thân.


Người dịch: Phan Hồ Yến Nhi

Nguồn: blog.thelinguist.com

Related Articles

Premium