TOEFL và IELTS – Nên chọn cái nào? (P2) – Tự học IELTS

Cấu trúc dạng thức IELTS

Bài thi IELTS bao gồm 4 phần cơ bản: Reading, Listening, Speaking và Writing giống như bài thi TOEFL. Tuy nhiên, cấu trúc riêng của mỗi phần lại rất khác nhau.



Reading

  • Phần Reading của dạng thức IELTS sẽ đưa ra cho bạn 3 đoạn văn, những đoạn văn này có thể được lấy từ sách giáo khoa Đại học hoặc tạp chí hoặc báo chuyên ngành – tuy nhiên nội dung trong tất cả những đoạn văn đó đều nằm ở trình độ nghiên cứu của sinh viên Đại học. Một đoạn sẽ là đoạn văn nêu ý kiến, ví dụ như một đoạn văn tranh cãi cho một ý kiến, cách nhìn nhận cá nhân của người viết. Các loại câu hỏi đưa ra trong bài Reading khá là đa dạng, và không phải mỗi đoạn văn sẽ có hết những dạng câu hỏi đó. Có loại câu hỏi sẽ yêu cầu bạn phải sắp xếp và đính kèm câu trả lời thể hiện ý chính của đoạn văn đó. Bạn cũng có thể bị yêu cầu hoàn thành đoạn văn tóm tắt lại bài đọc bằng cách sử dụng những từ đã cho sẵn. Hoặc bạn cũng có thể gặp dạng câu hỏi yêu cầu bạn phải hoàn thành một tấm bảng hoặc sơ đồ tóm tắt ý chính của bài bằng những từ cho sẵn. Còn về dạng câu hỏi trắc nghiệm trong dạng thức IELTS sẽ chủ yếu hỏi về những chi tiết trong đoạn văn. Một trong những dạng câu hỏi khó nhất của phần thi Reading của IELTS đó là đề bài đưa ra một thông tin, nhận định rồi yêu cầu thí sinh phải xác định câu trả lời là “True”, “False” hoặc “Not included in the text”. Cuối cùng, có một vài câu hỏi bắt buộc thí sinh phải trả lời bằng những câu trả lời ngắn (Thông thường không vượt quá 3 từ hoặc/ và chữ), những câu trả lời có thể tìm được trong đoạn văn
  • Có một vài câu hỏi được đưa ra trước đoạn văn và bạn không cần phải đọc cẩn thận để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này. Một số khác lại xuất hiện sau đoạn văn và điều này có thể đoán trước rằng bạn phải đọc và suy luận một cách thận trọng để tìm ra câu trả lời đúng

Listening

  • Trong phần nghe của IELTS sẽ có 4 bài nhỏ. Bài đầu tiên là “transactional conversation” (Đối thoại giao dịch), trong bài nghe này sẽ có một người đang nộp đơn/ đăng ký cho một việc nào đó (Ví dụ như đăng ký bằng lái xe, thẻ thư viện) hoặc hỏi yêu cầu thông tin nào đó (Ví dụ họ gọi điện thoại để biết thêm thông tin chi tiết về một chiến dịch quảng cáo hay là địa điểm khách sạn). Bài thứ hai là một bài giảng hoặc giới thiệu về một vật hoặc sự kiện nào đó ví dụ như hiệu trưởng nhà trường giải thích nội qui học tập và sinh hoạt tại trường Đại học. Bài thứ ba là một cuộc hội thoại có nội dung mang tính chất học thuật, và bài cuối cùng là một bài giảng của giáo sư Đại học về một môn học, chuyên ngành đang được giảng dạy trong lớp học. Đối với cả 4 bài nghe này, thí sinh sẽ được yêu cầu điền thông tin vào trong chỗ trống, điền nội dung thích hơp vào bảng biểu, trả lời câu hỏi trắc nghiệm, đánh nhãn cho biểu đồ hoặc hình ảnh, hoặc phân loại thông tin vào những mục khác nhau để hoàn thành nội dung tóm tắt bài nói. Để trả lời hết tất cả những câu hỏi này, bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi ngay khi bạn đang nghe bài nói

Writing

  • Có 2 bài viết trong phần thi Writing của IELTS. Bài viết đầu tiên yêu cầu bạn phải tóm tắt lại nội dung của biểu đồ hoặc bảng biểu trong giới hạn 300 từ. Bạn sẽ phải đưa ra những thông tin quan trọng mà biểu đồ thể hiện, sau đó bạn sẽ phải so sánh và đánh giá sự khác nhau giữa các con số hoặc tiến trình mà biểu đồ diễn tả. Trong bài viết thứ hai, bạn sẽ đưa ra ý kiến đánh giá của bản thân về một câu phát biểu về một chủ để mở như: “Phụ nữ chỉ nên ở nhà chăm sóc cho con cái mà không nên đi làm” hoặc “Ngày nay, có ngày càng nhiều người muốn chuyển lên sống trong thành phố, điều này đã gây ra nhiều điều bất lợi cho vùng nông thôn”

Speaking

  • Cuối cùng, trong phần thi Speaking sẽ được diễn ra trong một ngày khác so với 3 kỹ năng trên, và khi thí sinh thi phần thi này, họ sẽ phải nói chuyện với người phỏng vấn. Có nhiều câu hỏi thì giống nhau giữa các thí sinh, tuy nhiên có một vài phần có vẻ giống với một cuộc hội thoại đơn thuần hơn là phần thi nói độc thoại của thí sinh. Phần đầu của bài thi Speaking sẽ là phần giới thiệu sơ lược bản thân của thí sinh, và tiếp sau đó sẽ là vài câu hỏi ngắn về những chủ đề có liên quan tới thông tin giới thiệu cá nhân của thí sinh. Người phỏng vấn có thể hỏi về những thông tin sau như tên bạn là gì, công việc của bạn, môn thể thao mà bạn yêu thích, chu trình làm việc hằng ngày ra sao… Trong phần thứ hai, bạn sẽ được nhận một thẻ thông tin với chủ đề nói và một vài câu hỏi gợi ý trên nó. Bạn sẽ phải nói về những chủ để đã được đưa ra trên thẻ thông tin trong vòng tối đa 2 phút, những chủ đề thường được đưa trong thẻ thông tin đó là kể về chu trình làm việc thường ngày của bạn, lần cuối bạn đến rạp chiếu phim là khi nào, đất nước nào là điểm đến yêu thích nhất của bạn khi đi du lịch… Trong phần cuối, người phỏng vấn sẽ yêu cầu bạn giải thích rõ hơn về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài nói trong phần hai, ví dụ như: “Tại sao bạn lại thích bộ phim đó?” “Du lịch ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của bạn như thế nào?” “Tại sao mọi người lại thích thực hiện những thói quen hằng ngày của họ?”

Xem TOEFL và IELTS – Nên chọn cái nào? (P1)


(Còn tiếp)

Related Articles

Học IELTS Online