IELTS Speaking Part 2 – Làm gì trong 1 phút chuẩn bị?

e24501bf7ba9a94d98fef7c2228dc9b2

Trong Part 2 IELTS Speaking, bạn sẽ có 1 phút chuẩn bị trước khi bắt đầu nói. Bạn nên làm gì trong thời gian này? Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng bởi thường thì bạn sẽ lãng phí một 1 quý giá đó và đánh mất cơ hội để cải thiện bài nói của mình trong phần này.

Không có lời khuyên chính xác cho phần này. Bạn có thể thử rất nhiều cách khác nhau và tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất bởi nó còn phụ thuộc vào cách bạn muốn nói và cách não bộ bạn hoạt động.

Dưới đây là một số gợi ý làm thế nào để tận dụng 1 phút chuẩn bị cho Part 2. Hãy cứ thử và tìm ra cho mình phương pháp phù hợp nhất nhé.

1. Nghĩ về nội dung định nói – chọn nhiều phương án trả lời khác nhau

Đôi  khi thí sinh chọn sai hướng đi bởi họ quyết định quá nhanh mình sẽ nói gì. Điều đầu tiên bạn nghĩ tới chưa chắc đã là điều bạn có thể nói tốt nhất hoặc hay nhất. Thay vì quyết định ngay lập tức mình sẽ nói gì, bạn nên suy nghĩ nhiều phương án trả lời khác nhau và sau đó mới quyết định đâu mới là phần bạn có thể nói tốt nhất.

Với phương pháp này, bạn có thể cần luyện tập thêm bởi ban đầu bạn nghĩ ra khá ít ý tưởng để nói. Một mẹo nhỏ giúp bạn đó là nếu bạn nghĩ ra nhiều hơn 1 ý tưởng, bạn có thể đề cập đến tất cả ý tưởng/ nội dung đó trong câu trả lời. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với dạng câu hỏi “your favorite” hoặc “why you like it”. Với dạng câu hỏi này, một phươn pháp hữu hiệu đó là so sánh thứ/ trải nghiệm bạn chọn để nói với một thứ/ trải nghiệm khác.

2. Viết ra từ bạn cần dùng

Từ vựng hiển nhiên là phần quan trọng trong IELTS vì vậy bạn có thể viết xuống từ bạn muốn dùng trong 1 phút chuẩn bị. Đừng chỉ nghĩ đến từ mà hãy nghĩ đến cụm từ hoặc ngôn ngữ nói nữa.  

Nếu bạn gặp phải chủ đề bạn ưa thích, bạn có thể nghĩ ra khá nhiều từ vựng hay. Vì dụ như với chủ đề “Describe a musician”, bạn có thể nghĩ tới cụm từ như “play an instrument”, “go to a concert”, “concert hall”, “be a virtuoso”, “piece of music”, “orchestra”, v.v. Phương pháp này vô cùng hiệu quả với những chủ đề bạn quen thuộc và có vốn từ vựng tốt.

Nhưng lưu ý, bạn chỉ nên lướt qua phần nháp của mình  thôi. Đừng quá chú tâm vào tờ giấy nháp và cố gắng đọc chúng. Như vậy sẽ làm bạn nói không được trôi chảy và tự nhiên.

Gạch đầu dòng tự vựng hay hoặc sử dụng sơ đồ tư duy có thể giúp bạn nhìn từ vựng nhanh hơn đấy.

Vấn đề: Nhiều thí sinh chỉ viết ra được 2 – 3 từ trong vòng 1 phút. Số khác thì viết ra nhưng lại không dùng.

3. Viết ý

Với phương pháp này, bạn không viết từ mà viết ý bạn muốn nói. Những gì bạn cần làm đó là tìm ra đâu là cách viết ý hiệu quả nhất với bạn. Ví dụ, với một số người, chỉ cần viết tên “James” là họ có thể nói được hết một ý, nhưng số khác lại phải viết ra nhiều hơn như “James- bicycle – birthday”.

Lời khuyên cho bạn đó là sử dụng phương pháp này để viết ví dụ thay vì viết ý chính của bài nói.

4. Viết câu

Dành thời gian 1 phút để viết 1 – 2 câu thì khi nói ý của bạn sẽ rõ ràng hơn.

Phương pháp này hiệu quả với một số người. Nó khiến cho bạn tập trung vào câu hỏi và buộc bạn phải suy nghĩ. It nhất bạn có cái gì đó để cho não bộ hoạt động thay vì ngồi yên và không có bất kì ý tưởng hay từ vựng nào nảy ra trong đầu trong vòng 1 phút chuẩn bị.

Vấn đề: Viết và nói là 2 kỹ năng hoàn toàn khác nhau. Bạn không cần đến ngôn ngữ viết và cần ngôn ngữ nói.

5. Nhắm mắt và tưởng tượng ra bức tranh

Nghe có vẻ kì quặc nhưng phương pháp này khá hiệu quả. Bạn không viết ra mà thay vào đó nhắm mắt lại, nghĩ về câu hỏi và cố gắng tưởng tượng ra bức tranh (ví dụ, nhạc sĩ đang chơi đàn) và sau đó viết ra những từ mà bạn muốn nói.

Nếu bạn nhớ hình ảnh dễ hơn nhớ con chứ và nếu bạn nhìn vào bức tranh, bạn có thể thấy nhiều chi tiết và nó gợi nhớ bạn đến nhiều từ vựng hay thì phương pháp này vô cùng hiệu quả với bạn đấy.

Vấn đề: Nhiều người không thích làm cách này bởi nhắm mắt trong phòng thi có vẻ không được ổn cho lắm. Và không phải loại câu hỏi nào bạn cũng có thể tưởng tượng ra được một bức tranh hoàn chỉnh. Phương pháp này chỉ hiệu quả khi bạn gặp phải dạng câu hỏi liên quan tới trải nghiệm hoặc ký ức bản thân.

7. Nói theo cấu trúc hoặc kể chuyện

Có 2 cách để bạn trình bày bài nói. Bạn có thể nói theo kiểu từng phần nhỏ (First, I am going to talk about…) hoặc nói theo kiểu kể chuyện. Cả hai cách đều hiệu quả như nhau.

Bạn không nên chỉ chú tâm vào bạn sẽ nói gì mà còn cần phải xem nói như thế nàonói bao nhiêu là đủ cho từng ý.

 

Luyện tập

Nhìn vào câu hỏi dưới đây và sau đó luyện tập những phương pháp trên.

Ban đầu bạn luyện tập trước vì vậy bạn nên bắt đầu với 2 – 3 phút suy nghĩ và chuẩn bị trước khi nói. Sau đó tăng dần tốc độ và rút ngắn dần về 1 phút nhé.

Topic: Describe a friend you had when you were a child

You should say:

  • how you first met
  • how long you were friends
  • what you used to do together
  • why you liked this person.

 

(Nguồn: DC IELTS)

Related Articles

Học IELTS Online