Cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa hiện tại quá lớn cho việc tái chế – Đọc báo cùng IP

cheerful-close-up-coffee-208165


Every minute, every single day, the equivalent of a truckload of plastic enters our oceans. In the name of profit and convenience, corporations are literally choking our planet with a substance that does not just “go away” when we toss it into a bin. Since the 1950s, some 8.3bn tons of plastic have been produced worldwide, and to date, only 9% of that has been recycled. Our oceans bear the brunt of our plastics epidemic – up to 12.7m tons of plastic end up in them every year.

  • Mỗi một phút, mỗi ngày, một lượng tương đương với lượng nhựa mà một chiếc xe tải có thể chở đi vào các đại dương của chúng ta. Vì để đạt được lợi nhuận và sự thuận tiện, các công ty theo đúng nghĩa đang lấp đầy hành tinh của chúng ta với một chất không chỉ đơn giản “biến mất” khi chúng ta ném nó vào thùng rác. Từ những năm 1950, khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất trên toàn thế giới, và cho đến nay, chỉ có 9% trong số đó đã được tái chế. Các đại dương của chúng ta chịu đựng gánh nặng của đại dịch nhựa của chúng ta – lên đến 12,7 triệu tấn nhựa cuối cùng được ném vào chúng mỗi năm.

Just over a decade ago, I launched the Story of Stuff to help shine a light on the ways we produce, use and dispose of the stuff in our lives. The Story of Stuff is inextricably linked to the story of plastics – the packaging that goes along with those endless purchases. We buy a soda, sip it for a few minutes, and toss its permanent packaging “away”. We eat potato chips, finish them, then throw their permanent packaging “away”. We buy produce, take it out of the unnecessary plastic wrap, then throw its permanent packaging “away”.

  • Chỉ hơn một thập kỷ trước, Tôi đã giới thiệu “Story of Stuff” để giúp làm sáng tỏ những cách chúng ta tạo ra, sử dụng và vứt bỏ những đồ dùng trong cuộc sống của chúng ta. “The Story of Stuff” được gắn bó chặt chẽ với câu chuyện về nhựa – bao bì đi kèm với những món hàng được mua với số lượng lớn đó. Chúng ta mua chai soda, nhấm nháp nó trong vài phút, và ném bao bì tiếp tục còn tồn tại trong thời gian dài của nó đi. Chúng ta ăn khoai tây chiên, ăn hết chúng, sau đó ném bao bì còn tồn tại trong thời gian dài của họ đi. Chúng ta mua các sản phẩm, lấy nó ra khỏi bọc nhựa không cần thiết, sau đó ném bao bì còn tồn tại trong thời gian dài của nó đi.

The cycle is endless, and it happens countless times every single day. But here’s the catch – there is no “away”. As far as we try to toss a piece of plastic – whether it’s into a recycling bin or not – it does not disappear. Chances are, it ends up polluting our communities, oceans or waterways in some form.

  • Chu kỳ này là vô tận, và nó xảy ra vô số lần mỗi ngày. Nhưng đây là vấn đề không nhiều người biết – không có việc “biến mất”. Chúng ta cố gắng ném một mảnh nhựa bao xa – cho dù ném nó vào thùng rác tái chế hay không – nó không biến mất. Rất có thể, nó kết thúc bằng việc gây ô nhiễm cho cộng đồng, các đại dương hoặc đường thủy của chúng ta dưới một hình thức nào đó.

For years, we’ve been conned into thinking the problem of plastic packaging can be solved through better individual action. We’re told that if we simply recycle we’re doing our part. We’re told that if we bring reusable bags to the grocery store, we’re saving the world. We think that if we drink from a reusable bottle, we’re making enough of a difference. But the truth is that we cannot recycle our way out of this mess.

  • Trong nhiều năm, chúng ta đã bị đánh lừa bằng việc nghĩ rằng vấn đề bao bì nhựa có thể được giải quyết thông qua hành động tốt hơn của các cá nhân. Chúng ta đã nói rằng nếu chúng ta chỉ đơn giản tái chế chúng, chúng ta đang làm tốt trách nhiệm của mình. Chúng ta nói rằng nếu chúng ta mang theo những cái túi có thể tái sử dụng đến cửa hàng tạp hóa, chúng ta đang cứu thế giới. Chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta uống nước từ một cái chai có thể tái sử dụng, chúng ta đang tạo ra đủ sự khác biệt. Nhưng sự thật là chúng ta không thể tái chế theo cách của chúng ta để thoát ra khỏi mớ hỗn độn này.

Recycling alone will never stem the flow of plastics into our oceans; we have to get to the source of the problem and slow down the production of all this plastic waste. Think about it: if your home was flooding because you had left the faucet on, your first step wouldn’t be to start mopping. You’d first cut the flooding off at its source – the faucet. In many ways, our plastics problem is no different.

  • Một mình việc tái chế sẽ không bao giờ ngăn chặn được dòng chảy của các loại nhựa vào các đại dương của chúng ta; chúng ta phải tìm ra được nguồn gốc của vấn đề và làm chậm quá trình sản xuất tất cả chất thải nhựa này. Hãy suy nghĩ về nó: nếu nhà của bạn bị ngập lụt vì bạn đã mở cái vòi nước, bước đầu tiên của bạn sẽ không bắt đầu bằng việc lau nhà. Trước tiên, bạn sẽ ngăn chặn việc ngập lụt này ngay tại nguồn gốc của nó – cái vòi nước. Theo nhiều khía cạnh, vấn đề về nhựa của chúng ta không có khác biệt.

We need corporations – those like Coca-Cola, Unilever, Starbucks and Nestlé that continue to churn out throwaway plastic bottles, cups, and straws – to step up and show real accountability for the mess they’ve created. Drink companies produce over 500bn single-use plastic bottles annually; there is no way that we can recycle our way out of a problem of that scale.

  • Chúng ta cần các tập đoàn – những công ty như Coca-Cola, Unilever, Starbucks và Nestlé tiếp tục tung ra những cái chai, ly và ống hút bằng nhựa dùng một lần – tăng cường và thể hiện trách nhiệm thực sự về mớ hỗn độn mà họ đã tạo ra. Các công ty nước uống sản xuất hơn 500 tỷ chai nhựa sử dụng một lần hàng năm; không có cách nào để chúng ta có thể tái chế theo cách của mình để giải quyết vấn đề ở quy mô như vậy.

Municipal bag, cup and straw bans like those in Morocco, Iceland, Vancouver and some US cities are a great start, but also not enough. And while clean-up efforts are helpful in addressing litter problems, they can’t begin to touch the problems created by microplastics – the tiny participles of plastic that now permeate our waterways and broader environment.

  • Lệnh cấm túi xách, cốc và ống hút ở các thành phố như ở Morocco, Iceland, Vancouver và một số thành phố của Mỹ là một khởi đầu tuyệt vời, nhưng cũng không đủ. Và trong khi những nỗ lực làm sạch rất có ích trong việc giải quyết các vấn đề về rác thải, họ không thể bắt đầu tác động được các vấn đề gây ra bởi các microplastic – các hạt nhựa nhỏ hiện nay ngấm vào các tuyến đường thủy và vào môi trường rộng lớn hơn của chúng ta.

Not long ago, we existed in a world without throwaway plastic, and we can thrive that way again. The world’s largest corporations – with all their profits and innovation labs – are well positioned to help move us beyond single-use plastics. All over the world people are already innovating toward solutions that focus on reusing and reducing plastics. It’s time to accelerate this process and move beyond half measures and baby steps. Corporations are safe when they can tell us to simply recycle away their pollution.

  • Cách đây không lâu, chúng ta tồn tại trong một thế giới không có nhựa dùng một lần, và chúng ta có thể phát triển theo cách đó một lần nữa. Các tập đoàn lớn nhất thế giới – với tất cả các khoản lợi nhuận và các phòng thí nghiệm đổi mới của họ – đang ở vị thế tốt để giúp chúng ta thoát khỏi các loại nhựa sử dụng một lần. Trên toàn thế giới mọi người đã đổi mới hướng tới các giải pháp tập trung vào việc tái sử dụng và giảm các loại nhựa. Đã đến lúc thúc đẩy quá trình này và vượt qua các biện pháp nửa vời và những hành động chỉ có tác động nhỏ. Các công ty thì an toàn khi họ có thể nói với chúng ta rằng chỉ đơn giản là tái chế các chất gây ô nhiễm của họ.

But we aren’t buying that any more. This is their crisis to tackle. We will continue to do our part, but it’s time for the world’s largest corporations to do theirs. Some 322m tons of plastic were produced in 2015, and that number is expected to double by 2025. The good news is that we are at a turning point. All over the world, people and businesses are waking up to the dangers created by single-use plastic. Now, we must demand a new era that prioritizes people and planet over profit and convenience.

  • Nhưng chúng ta không mua các sản phẩm của họ nữa. Đây là cuộc khủng hoảng của họ để họ phải giải quyết. Chúng ta sẽ tiếp tục làm phần của mình, nhưng đã đến lúc các tập đoàn lớn nhất thế giới làm việc của họ. Khoảng 322 triệu tấn nhựa được sản xuất vào năm 2015, và con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Tin tốt là chúng ta đang ở một bước ngoặt. Trên khắp thế giới, người dân và các doanh nghiệp đang nhận thức được những mối nguy hiểm được tạo ra bởi nhựa sử dụng một lần. Bây giờ, chúng ta phải yêu cầu một kỷ nguyên mới ưu tiên con người và hành tinh hơn là lợi nhuận và sự thuận tiện.

Vocabulary highlight


       1. toss: (v) – /tɑːs/ – to throw something carelessly (ném một cái gì đó một cách không cẩn thận)

Ví dụ:

  • He glanced at the letter and then tossed it into the bin.
    (Anh ấy liếc nhìn lá thư rồi ném nó vào thùng rác.)

       2. bear the brunt of sth: (phr) – to receive the worst part of something that has a bad effect (nhận lấy phần tồi tệ nhất của một cái gì đó có ảnh hưởng xấu)

Ví dụ:

  • It was the capital that bore the brunt of the recent flooding.
    (Đó là thủ đô chịu đựng gánh nặng của trận lụt gần đây.)

       3. inextricably linked: (phr) – if two or more things are inextricably linked, they are very closely related and affect each other (nếu hai hoặc nhiều thứ được liên kết chặt chẽ với nhau, chúng có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau)

Ví dụ:

  • Physical health is inextricably linked to mental health.
    (Sức khỏe thể chất gắn bó chặt chẽ với sức khỏe tinh thần.)

       4. sip: (v) – /sɪp/ – to drink in small amounts (uống với những lượng nhỏ)

Ví dụ:

  • This tea is very hot, so sip it carefully.
    (Trà này rất nóng, nên hãy nhấm nháp nó thật cẩn thận.)

       5. stem: (v) – /stem/ – to stop something unwanted from spreading or increasing (ngăn chặn điều gì đó không mong muốn lan rộng hoặc tăng lên)

Ví dụ:

  • Police are attempting to stem the rising tide of rural crime.
    (Cảnh sát đang cố gắng ngăn chặn làn sóng gia tăng của tội phạm ở nông thôn.)

       6. churn out: (phr.v) – to produce large quantities of something, especially without caring about quality (sản xuất số lượng lớn thứ gì đó, đặc biệt là không quan tâm đến chất lượng)

Ví dụ:

  • The factory churns out thousands of pairs of these shoes every week.
    (Nhà máy sản xuất hàng ngàn đôi giày này mỗi tuần.)

       7. throwaway: (adj) – /ˈθroʊ.ə.weɪ/ – throwaway products have been produced cheaply so that you can throw them away after you have used them (các sản phẩm dùng một lần được sản xuất với giá rẻ để bạn có thể vứt chúng đi sau khi bạn đã sử dụng chúng)

Ví dụ:

  • Corporations make cheap throwaway products and packages to increase profits.
    (Các công ty sản xuất các sản phẩm và gói hàng dùng một lần rẻ tiền để tăng lợi nhuận.)

       8. be well positioned: (phr) – to be in a situation in which you will be able to do something successfully (ở trong một tình huống mà bạn sẽ có thể làm điều gì đó thành công)

Ví dụ:

  • The brand is well positioned to succeed in the Spanish market.
    (Thương hiệu này có vị thế tốt để thành công ở thị trường Tây Ban Nha.)

 


        9. turning point: (n) – /ˈtɝː.nɪŋ ˌpɔɪnt/ – the time when an important change starts, especially one that improves the situation (một thời điểm khi một thay đổi quan trọng bắt đầu, đặc biệt là cải thiện một tình huống)

Ví dụ:

  • Meeting her was the turning point in my life.
    (Gặp cô ấy là một bước ngoặt trong cuộc đời tôi.)

       10. wake up to sth: (phr.v) – to start to realize something (bắt đầu nhận ra một cái gì đó)

Ví dụ:

  • It’s time you woke up to the fact that it’s a tough world.
    (Đây là lúc bạn nhận ra một thực tế rằng nó là một thế giới khó khăn.)

Người dịch: Hải Nam

Nguồn: The Guardian

Related Articles

Học Online cùng Premium