Trì hoãn hiệu quả (P.2)

Bài viết này dành để phân tích sâu hơn về sự trì hoãn và…trong trường hợp bạn vẫn chưa nhớ ra là trì hoãn mang một khía cạnh khả quan khác, thì bạn có thể đọc lại tại đây.

Trì hoãn chính xác là những gì bạn cần làm!

Đôi lúc, trong cuộc sống chúng ta, mọi thứ sẽ không diễn ra suôn sẻ như một công thức thế này: bạn có một ý tưởng tuyệt vời về việc học tiếng Anh (ví dụ như là viết một blog tiếng Anh chẳng hạn), và trên lý thuyết, bạn nên bắt đầu ngay-lập-tức, người ta nói cái gì còn nóng thì mới ngon mà! Song, khi bạn bắt đầu viết, mọi thứ tệ không thể tượng, bạn cố gắng mãi vẫn chẳng hoàn thành được ý tưởng tốt đẹp này. Nằm nghiêng, nằm ngửa, ngồi viết, đứng viết, tất cả mọi kiểu đều đã được thử qua mà không khiến bài viết/sản phẩm của bạn tốt lên tẹo nào. Nhưng nếu dừng lại thì bạn sẽ cảm thấy tội lỗi biết bao nhiêu, bạn không thể đi khoe với người khác về ý tưởng tuyệt vời này được! Phải chăng, thực sự bạn nên trì hoãn?

 

42710637951961.575139c7e01a5

Hình: Behance – agata zarzycka. 

 

Cũng giống như một đứa trẻ sơ sinh học tiếng Anh vậy. Thông thường, sau 1 năm đầu tiên trong đời, em bé chỉ có thể nói những từ đơn giản. Hãy tưởng tượng, khi trông thấy một món ăn ngon, nó khao khát được nói một câu hoàn chỉnh để được…ăn đúng món đấy, nhưng không thể. Chỉ còn cách chờ đến khi 2 tuổi, rồi 3 tuổi, nó bắt đầu biết nhiều từ vựng hơn, và cho đến năm 5 tuổi, một em bé mới có thể hiểu ngữ pháp căn bản trong một câu là gì. Chẵn 5 năm cho một quá trình hình thành nên ngôn ngữ!

Bạn thấy đấy, sự trì hoãn là nên và buộc phải được xảy ra, để bạn có thể thực hiện tử tế một việc gì đó.

Làm thế nào để trì hoãn hiệu quả? 

Theo quan niệm quen thuộc, chúng ta thường mặc nhiên cho rằng trì hoãn thật là xấu xí. Song, hãy soi chiếu nó phương diện: xảy ra một cách đúng lúc. Trì hoãn không tệ đến thế! Và thậm chí, chúng ta còn có thể làm cho nó hiệu quả hơn:

  • Hiểu và chấp nhận nó:
    Hãy dừng cảm thấy tội lội! Bạn không việc gì phải đóng vai tội phạm trước vành móng ngựa (mà ai là quan tòa cơ?) và dày vò bản thân vì đã trì hoãn đâu, khi bạn biết điều này thực sự cần phải xảy ra.

 

  • Bằng việc lắng nghe sự trì hoãn của mình:
    Người viết không mong bạn lầm lẫn giữa khái niệm “trì hoãn vì nó cần phải thế” với khái niệm “lười kinh niên” nhé. Do đó, bạn cần phải lắng nghe chính mình, đặt câu hỏi vì sao bạn trì hoãn, nạp đầy năng lượng và khi đã tích lũy đủ “vốn” để bắt đầu thì bạn sẽ thoát ra khỏi trạng thái trì hoãn thôi.

 

  • Hãy “xõa” luôn đi!
    Bạn có muốn trở thành một người đã trì hoãn việc làm bài tập nhưng tất cả những gì họ làm trong thời gian trì hoãn đó chỉ là nghĩ về việc…bài tập đã không được hoàn thành, không? Đừng nhé, như thế thì lố bịch lắm. Nếu bạn đã chọn trì hoãn việc gì thì hãy…tránh xa nó luôn đi và toàn tâm toàn ý làm các việc khác, cho đến khi năng lượng để làm công việc này quay trở lại.

Lời an ủi  cuối cùng

Nếu bạn vẫn đang đắm mình trong trạng thái tiêu cực của việc “lầy”, thì đừng lo! Một đứa trẻ mất 5 năm để hiểu ngôn ngữ là gì, một loài cây mất 5 năm để lớn lên. Bạn cũng cần “ngâm” trong một việc nào đấy đủ lâu để đến một ngày bật dậy và thốt lên ra “Eureka!” (Tìm ra rồi!) 

Related Articles

Học Online cùng Premium