“Future-me” và đích đến của bằng IELTS bạn có

Từ bài viết “Cải thiện Reading không hề khó” vừa xuất hiện trên newsfeed của bạn ngày hôm qua, trong đầu bạn đã lóe lên suy nghĩ “Tào lao! Làm sao có thể không khó được!”?

Hoặc nếu bạn không có suy nghĩ đó cũng không sao, vì chắc chắn trong đời bạn đã vô số lần nghe người khác khuyên “hãy thực tế vào”, “đừng mơ mộng nữa”. Có một luồng ý kiến trái ngược và cũng dữ dội không kém, đó là “hãy dũng cảm lên”, “hãy ước mơ đi”.

Và “chịu trận” giữa hai luồng ý kiến này khiến bạn bối rối giữa việc lựa chọn một đich đến cho “target” IELTS bạn có, ví dụ như là nên học vừa đủ tiêu chuẩn 6.5 hay nên với lên cao hơn 7.0? – Thì đây là bài viết dành cho bạn.

Vấn đề người viết đặt ra là: làm sao để HIỂU mục tiêu của mình? (và đạt được nó)

Chọn một cái đích có ý nghĩa hơn là một cái đích dễ dàng

Chưa bàn đến khả năng thực sự của bạn ra sao, thì não bộ của bạn có xu hướng thôi thúc bạn làm những việc mà bạn thấy được kết quả ngay lập tức. Ví dụ như: Làm được một Reading? Xong. Học được một (vài) từ mới? Xong – Thật là khoan khoái quá, đúng không! Nhưng chỉ 3 ngày như thế thôi, bạn chán dần cảm giác thỏa mãn đấy và cũng là lúc bạn bỏ cuộc, chẳng thèm “check” xem đã làm cái gì chưa nữa. Bởi vì bạn tuyên bố bạn muốn thay đổi, và những danh sách việc phải làm ấy đem lại cho bạn cảm giác lạc quan nhất thời, chỉ thế thôi. Sau một thời gian (siêu ngắn) bạn sẽ chẳng buồn quan tâm xem mình thay đổi thế nào.

Ai bảo cứ bắt đầu đi là được?!

Một cái đích ý nghĩa – thực sự truyền cảm hứng và động lực cho bạn thay đổi – quan trọng hơn nhiêu. Bạn đặt mục tiêu IELTS phải 6.0, 6.5 hay 7.0? Không! Đừng quan tâm nữa, những con số thật rõ ràng nhưng mang lại cho bạn chẳng gì hết ngoài sự mơ hồ. Vì rồi nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì, như việc bạn cần có bằng IELTS để có thể học tại môi trường tốt hơn, để kiếm được một cơ hội vươn xa hơn, để tự do tìm kiếm nhiều nguồn tri thức hơn, hay thậm chí chỉ là để tốt hơn mình của ngày hôm qua từng dốt tiếng Anh nhất lớp!

Hãy đặt mục tiêu với việc học IELTS, đừng là những con số, hơn cả, là những gì bạn làm được với nó!

 

  Hình nền (201)

 

Sẵn sàng thất bại

Ai mà biết được bạn tệ thế nào ngoài những thất bại của chính bạn (:D) Song, ai mà biết được từ một đứa tệ hại như thế bạn đã “tiến hóa” nhiều như thế nào!

Thất bại, làm sai, hay té sấp té ngửa trong suốt quá trình học hành thi cử, là chuyện không bao giờ tránh khỏi. Thất bại được sinh ra để đá bay cái bạn gọi là mục tiêu. Ồ, điều này ai cũng biết, song, không phải ai cũng lên kế hoạch cho thất bại.

Lần đầu tiên nghe Listening ù ù cạc cạc, thế là bỏ cuộc. Hào hức lập kế hoạch làm một ngày 3 bài Reading, nhưng bàng hoàng trước độ dài của nó, thế là bỏ cuộc. Viết Writing 150, quá đáng sợ, cũng bỏ cuộc luôn. Bạn không làm nổi ngay từ lần đầu tiên!

Đương nhiên là thế! Chẳng ai gan bền chí vững ngay khi được sinh ra, người ta chỉ có thể học cách kiên trì cho chuyện đó. Mà nhiệm vụ của bạn, không phải là né tránh những khó khăn, thất bại, mà lập kế hoạch…chịu đựng nó. Một ngày không làm được, rồi hai ngày chưa làm được, đến ngày ba ngày bốn sẽ dần làm được.

Bí quyết là hãy quay lại với những cái đích vĩ đại bạn đã đặt ra cho bạn thân. Để chúng nhắc nhở bạn về một viễn cảnh tươi sáng bạn sẽ có, và lau nước mắt (bạn biết không, có rất nhiều người tự học, khó quá thì bắt đầu khóc nhè đã đời) rồi lại học tiếp.

Hãy nhớ là bên cạnh kế hoạch cho thành công, thì phải có kế hoạch để đối phó với những cơn “trớt quớt” của bản thân nhé.

Thực hành luôn này:  

Người  viết không mong bạn đọc xong bài viết này với sự trống rỗng và bấm luôn dấu X trên góc phải màn hình, nên giới thiệu với bạn, “Future-me” – một bức thư gửi tương lại, tại sao không?

Ngoài ra bạn có thể luyện đọc, và khám phá ra kha khá mục tiêu thú vị trên đời này, thật.

Hãy viết về người mà bạn muốn trở thành nhất và cùng thử xem, khi đi qua một chặng đường dài, điều ý nghĩa gì ở lại đấy nhé!

 

 

Related Articles

Học IELTS Online